Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương là một đoạn của dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt. Tuyến đường này sau khi hoàn thành, thời gian đi từ TP Hồ Chí Minh hay các tỉnh Đông Nam Bộ đi Đà Lạt chỉ còn 3 tiếng đồng hồ, trong khi thời gian hiện tại là hơn 5 tiếng theo QL 20.
Mục lục
Thông tin chung về Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt
Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt (ký hiệu toàn tuyến là CT 14) là dự án đường cao tốc kết nối vùng Đông Nam Bộ với vùng Nam Tây Nguyên Việt Nam. Toàn bộ tuyến đường cao tốc dài khoảng 220 km, bắt đầu tại nút giao Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai và kết thúc tại chân đèo Prenn, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Thông tin dự án
Đường cao tốc bao gồm đoạn Liên Khương – Prenn đã xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2008 và đoạn Dầu Giây – Liên Khương đang chuẩn bị xây dựng.
Thông tin tổng quan dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương:
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương | Ký hiệu toàn tuyến là CT14 |
Tổng vốn đầu tư | 65.000 tỷ |
Loại cao tốc | Cao tốc loại A |
Chiều dài | 200.3 km |
Làn xe | Dự kiến 6 làn xe |
Tốc độ quy định | 80 – 120 km/h |
Điểm đầu dự án | Giao điểm với cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây |
Điểm cuối dự án | Giao điểm với Cao tốc Liên Khương – Prenn (TP Đà Lạt) |
Giai đoạn triển khai | Giai đoạn 1: Dầu Giây – Tân Phú Giai đoạn 2: Tân Phú – Bảo Lộc Giai đoạn 3: Bảo Lộc – Liên Khương |
Đường cao tốc thuộc quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Sau khi đi vào hoạt động chính thức hệ thống cao tốc toàn tuyến sẽ có 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế lên đến 100 km/giờ.
Dự án Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng vốn đầu tư 65.000 tỉ đồng được huy động từ 2 hình thức BOT và nguồn vốn từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản cho địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng.
Khi hoàn thành, đường cao tốc sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh Tây Nguyên, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 20 hiện tại.
Ông Nguyễn Văn Huấn, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết, khi hoàn thành, cao tốc Dầu Giây – Liên Khương sẽ giảm tải cho quốc lộ 20. Tuyến này kết nối hoàn chỉnh với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và cao tốc Liên Khương – Prenn (TP.Đà Lạt) đã đưa vào sử dụng từ năm 2008, rút ngắn thời gian đi lại giữa Tây nguyên với Đông Nam bộ.
Mới đây nhất, vào ngày 18-3/2021, tại cuộc họp về tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Phú Cường cũng đã đề nghị khi có văn bản của Bộ GT-VT lấy ý kiến của địa phương khi thực hiện các dự án thành phần của đường cao tốc Dầu Giây- Liên Khương, các cơ quan chức năng của tỉnh cần tham gia sớm để dự án được triển khai nhanh.
Sau khi tuyến Dầu Giây – Liên Khương hoàn thành sẽ khớp nối với tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn Phan Thiết – Dầu Giây đang triển khai xây dựng
Đoạn Dầu Giây – Liên Khương
Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương dài 200,3 km. Điểm đầu đường cao tốc nối với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, và điểm cuối nối với đoạn Liên Khương – Prenn tại nút giao sân bay Liên Khương. Đường cao tốc được triển khai theo ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Dầu Giây (Thống Nhất), Đồng Nai – Tân Phú, Đồng Nai
- Giai đoạn 2: Tân Phú, Đồng Nai – Bảo Lộc, Lâm Đồng
- Giai đoạn 3: Bảo Lộc, Lâm Đồng – Liên Khương (Đức Trọng), Lâm Đồng
Toàn bộ đoạn cao tốc được quy hoạch xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 80–120 km/h. Dự kiến đoạn Dầu Giây – Liên Khuơng sẽ được khởi công vào quý 4 năm 2022 và dự kiến hoàn thành vào quý 1 năm 2025.
Ở giai đoạn 2: Hai đoạn đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú và Tân Phú – Bảo Lộc thuộc dự án Xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đã được cơ quan quản lý nhà nước để xuất phương án đầu tư. Dự án này đã được khởi động.
Đoạn Liên Khương – Prenn
Đường cao tốc Liên Khương – Prenn dài 19,2 km nối Cảng hàng không quốc tế Liên Khương, sân bay lớn nhất Tây Nguyên, với chân đèo Prenn, cửa ngõ thành phố Đà Lạt. Đường cao tốc được khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 29 tháng 6 năm 2008.
Ý nghĩa cao tốc Dầu Giây Liên Khương
Giải quyết vấn đề về giao thông
Hiện nay chỉ có 2 tuyến giao thông chính để đi từ TPHCM đến Lâm Đồng là đường hàng không và Quốc Lộ 20. Chính vì thế, tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương sẽ giảm bớt áp lực giao thông cho Quốc lộ 20.
Khi hoàn thành, thời gian di chuyển từ TPHCM đến TP Bảo Lộc chỉ còn 2 tiếng, TP Đà Lạt chỉ còn 3 tiếng, tiết kiệm chi phí và thời gian
Động lực phát triển du lịch
Cao tốc Dầu Giây Liên Khương sẽ rút ngắn thời gian đi lên các tỉnh khác ở Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông. Nhờ vậy khả năng thu hút du lịch từ các tỉnh Nam Bộ với khu vực này hứa hẹn sẽ tăng lên.
Không những vậy, tam giác du lịch TPHCM – Đà Lạt – Nha Trang cũng được hình thành và phát triển mạnh mẽ nhờ sự xuất hiện tuyến cao tốc này.
Gia tăng giá trị bất động sản
Thực tế cũng cho thấy, những năm gần đây Bảo Lộc đã thu hút nguồn đầu tư rất lớn cho các dự án tầm vóc, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.
Giá trị bất động sản tăng cao cũng là một lợi ích to lớn mà tuyến cao tốc này mang lại. Bởi giao thông thuận lợi, tiềm năng phát triển du lịch rất lớn sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư.
Điểm tựa tạo đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội
Tuyến cao tốc Dầu Giây Liên Khương chính là động lực phát triển kinh tế cho 2 vùng kinh tế: Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, có vai trò lớn giúp kết nối giao thông vùng, tạo lợi thế phát triển cho ngành du lịch địa phương, thúc đẩy tam giác du lịch, trao đổi kinh tế với các thành phố lớn, kết nối giao thông thuận tiện với các tỉnh Đông Nam Bộ.
Hành khách sắp đi Đà Lạt, hãy lưu lại hotline 0888.100.100 của hãng Taxilienkhuong.com, để được đón tận sân bay và tiễn tại bất cứ đâu của thành phố Đà Lạt hay các địa điểm khác. Giá cước của chúng tôi chỉ từ 160.000 – 200.000/lượt tùy vào loại xe mà quý khách gọi.